HỌC SINH 2000 – NHỮNG NGÃ RẼ CỦA CUỘC ĐỜI

Trung  học phổ thông có lẽ là quãng thời gian vui tươi nhất, hồn nhiên nhất không lo lắng hay buồn phiền về sự đời tôi suy nghĩ “ta chỉ cần gia đình và bạn bè thôi”. Nhưng cái suy nghĩ đấy chỉ trong đầu tôi năm lớp 10,11 và nửa kỳ 1 của lớp 12. Hết quãng thời gian đó dường như tôi có ý thức hơn về tương lai của mình, tôi lo lắng chỉ cần tôi bước chân ra khỏi cổng trường THPT này thì tôi sẽ đi theo ngã rẽ nào đây. Các câu hỏi học gì, làm gì, đi đâu,…. luôn bủa vây tôi nó làm tôi choáng váng. Lúc này tôi bắt đầu đi tham khảo ý kiến của mọi người và dưới đây là các ý kiến mà tôi thu thập được và những đánh giá của tôi hiện tại bây giờ về những con đường đó

  1. Đại học và cao đẳng tại Việt Nam

Đây là con đường mà rất nhiều bạn học sinh lớp 12 lựa chọn nhất. Vì sao tôi nói vậy? Vì ở phụ huynh học sinh Việt Nam luôn có tư tưởng là “ Học hết lớp 12 là phải học đại học”. Lựa chọn học đại học cũng mang đến cho bạn khá nhiều lợi ích như :

  • Tiếp thu được nhiều kiến thức mới
  • Trang bị nhiều kĩ năng
  • Có thêm nhiều mối quan hệ với thầy cô, bạn bè
  • Tăng cơ hội nghề nghiệp

Nhưng bạn có biết không!! Chính vì cái tư tưởng của phụ huynh  như vậy nên hầu như các bạn học hết THPT là đi học đại học và thực tế năm 2017 đã chứng minh số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với năm 2016. Tình trạng sinh viên Việt Nam đi học chỉ để ngủ và điểm danh cũng là tình trạng chung. Khối lượng lý thuyết quá nhiều nhưng số giờ thực hành lại ít ỏi khiến sinh viên Việt Nam trở nên thụ động, thiếu kĩ năng nghề nghiệp. Liệu con đường đại học có còn là con đường hoàn hảo để các bạn trẻ bước vào đời?

Hàng trăm ngàn cử nhân Việt Nam ra trường thất nghiêp

Với các bạn không học đại học, cao đẳng thì sao?

Theo số liệu thống kê, chỉ 1/3 học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chọn con đường học đại học, cao đẳng. 2/3 các bạn còn lại sẽ lựa chọn những con đường khác, phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

  1. Ở nhà và ôn thi năm tiếp theo

Phải nói sao nhỉ các thánh này là những người mà có quyết tâm đậu đại học cho bằng được. Cũng được nhưng có hai trường hợp xảy ra thứ nhất bạn đỗ thứ hai là bạn trượt. Nếu rơi vào trường hợp thứ nhất thì đã không nói làm gì nhưng chớ trêu thay là các thánh đều rơi vào trường hợp hai Vì sao ? vì khi bạn thi xong lần thứ nhất bạn buông bỏ sách vở một thời gian khá dài và quên kiến thức vì vậy điểm lần 2 sẽ kém hơn điểm thi lần

Thực tế đã chứng minh học đại học không phải là con đương duy nhất để tiếng tới thành công. Dù trượt đại học thì ta vẫn còn nhiều ngã rẽ khác!

 

  1. Học nghề cũng là một lựa chọn

Đây là một lựa chọn được khá nhiều bạn học sinh lớp 12 ưu ái bởi thời gian học ngắn, cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong tương đối cao. Với các bạn trẻ Việt Nam, ngành nghề được lựa chọn nhiều là: làm đẹp; sữa chữa điện lạnh, điện tử, đồ gia dụng; sửa chữa ô tô, xe máy; làm móng, cắt tóc; ….. Các ngành nghề này tại Việt Nam đang khá thiếu nhân lực vì vậy các bạn trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, việc làm của các bạn không được ổn định và mức lương chỉ thuộc dạng trung bình, đủ trang trả cho cuộc sống. Nếu bạn muốn mức lương cao, bạn phải là một người có tay nghề cực kì cao.

 

  1. Đi làm luôn

Sau khi đủ 18 tuổi là bạn có thể đi làm ở bất cứ đâu bất cứ ngành nghề nào mà bạn mong muốn. Đi làm sẽ giúp bạn kiếm thêm thu nhập và kinh nghiệm để tồn tại ở cuộc sống này. Nhưng bạn ơi hãy thử suy nghĩ mà xem cái khoản lương trung bình 4,3 tr/ tháng của lao động phổ thông Việt Nam nó có đủ để chi tiêu cho cuộc sống hiện đại này không? Chưa kể đến nữa là công việc đó có thể lung lay bất cứ lúc nào nữa. Vậy thì lựa chọn đi làm luôn có phải là lựa chọn an toàn cho các bạn trẻ sắp rời xa mái trường và không nói đâu xa là lứa tuổi sinh năm 2000 không?

  1. Đi nghĩa vụ quân sự đối với các bạn nam

Nghĩa vụ quân sự là một môi trường để giúp các bạn rèn luyện bản thân nâng cao sự bền bỉ, cứng cỏi và nề nếp. Thời gian bắt đầu vào thì bạn mới nhận ra và gần như là sốc khi biết được cái môi trường trong đấy nó khắc nghiệt đến mức nào. Sau hai năm đi nghĩa vụ về bạn có cho mình chục triệu và bạn hãy suy nghĩ xem bạn sẽ làm gì khi trong tay không có nghề nghiệp gì cả? làm thuê, bốc vác, ….v….v… Liệu đây thực sự là điều bạn muốn không?

  1. Du học Hàn Quốc con đường mới mà gần đây đã được các bạn trẻ 9X Việt Nam lựa chọn

Du học con đường mới được khai phá, sang nước phát triển như sứ sở kim chi thi các bạn sẽ nhận được rất nhiều điều từ văn hóa đến cuộc sống thực tại của họ. Nào cũng nhau khám phá con đường du học đem đến cho bạn những gì:

  • Học được ngôn ngữ của đất nước Hàn Quốc
  • Có kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
  • Có khoản vốn kha khá sau khi trở về
  • Cơ hội ở lại làm việc và định cư ở nước ngoài
  • Cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với mức lương ngàn đô

………….

Và còn rất nhiều lợi ích khác bạn sẽ không bao giờ có được khi ở Việt Nam.

Nhưng tất nhiên du học không phải là con đường trải đấy hoa hồng bởi hồng nào cũng có gai. Những khó khăn khi bạn sang Hàn Quốc

  •  Phải tự lập tất cả mọi chuyện từ ăn, mặc, ở
  •  Một mình xoay sở nơi đất khách quê người
  •  Đối mặt với nỗi nhớ nhà
  •  Vất vả nhân đôi khi phải vừa học vừa làm
  •  Chương trình học tại Hàn không hề đơn giản

Du học Hàn Quốc không hề dễ dàng và nhàn hạ. Để thành công bạn phải cố gắng và nỗ lực hết mình. Nếu bạn cố gắng tìm hiếm và học hỏi thì tôi tin rằng thành công đến với bạn chỉ là vấn đề thời gian thôi ạ.

Vậy nên hãy tin tôi đi những vấp ngã của bạn hôm nay chỉ bằng 1/10 của ngày mai thôi. Vượt qua được hay không là còn phụ thuộc vào sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân

Trên đây là những hướng đi mà mình đã tìm hiểu được và mong là có thể một phần nào đó giúp cho các bạn sinh năm 2000 có được những lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé