Hàn Quốc không chỉ là một quốc gia giáo dục hàng đầu, mà còn là một thị trường lao động tiềm năng. Có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam khi sang Hàn Quốc đã cảm thấy choáng ngợp với những khó khăn khi đi du học Hàn Quốc và bị cám dỗ bởi những cơ hội việc làm, dẫn tới bỏ trốn để đi kiếm tiền. Tài chính là cái lợi trước mắt, tuy nhiên tác hại của việc bỏ trốn này là gì? Bài viết sau sẽ cho bạn thấy tác hại và số phận của việc du học sinh Hàn Quốc bỏ trốn.
- Ảnh hưởng tới Công ty và người thân bảo lãnh
Khi học sinh sang du học bỏ trốn thì công ty cho bạn đi sẽ phải chịu phạt đầu tiên, và sẽ không tiếp nhận du học sinh của công ty đó nữa. Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng sẽ thắt chặt visa cho học sinh của công ty. Bản thân du học sinh sau khi bỏ trốn sẽ phải chịu cảnh sống chui lủi, không có thẻ cư trú, bị bóc lột sức lao động, bị cảnh sát địa phương bắt và giam giữ… và cuối cùng bì trục xuất về nước.
Nguyên nhân chính là do chưa nắm được hết các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi bỏ trốn. Trong suy nghĩ của các bạn lúc đó, việc bỏ trốn sẽ không bị ai “sờ gáy” để phạt mình. Đây là suy nghĩ sai lầm lớn do các bạn không nhận thức được đầy đủ. Trên thực tế luật đã siết chặt trách nhiệm của họ. Khi du học sinh bỏ trốn sẽ bị phạt tiền là 100.000.000vnđ khi về nước. Số tiền không hề nhỏ đúng không các bạn. Khi nhận được visa công ty đã yêu cầu bố mẹ học sinh ký hợp đồng bảo lãnh vì vậy khi du học sinh bỏ trốn công ty hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để kiện bố mẹ người bảo lãnh cho du học sinh ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo lãnh, và bố mẹ du học sinh cũng sẽ bị truy tố về hành vi bảo lãnh cho người sang nước ngoài bất hợp pháp
- Ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước
Vấn nạn du học sinh Hàn bỏ trốn không chỉ để lại ấn tượng và suy nghĩ xấu cho người dân Hàn Quốc về Việt Nam mà còn làm cản trở hành trình những du học sinh tương lai và những người Việt Nam thực sự có nguyện vọng học tập, và làm việc tại Hàn Quốc.
Đại sứ Quán sẽ có những chính sách thắt chặt hơn về tình trạng nhập cảnh và quy trình xin visa du học Hàn Quốc.
Từ ngày 13/2 -12/4/2017, Bộ tư pháp phối hợp cùng 66 đội điều tra tội phạm quốc tế trên toàn quốc, với tiêu chí giảm tối đa tệ nạn “lưu trú bất hợp pháp” bằng các biện pháp tăng cường kiểm tra ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép bằng giấy tờ giả, môi giới việc làm trái phép và du học sinh bỏ trốn nước ngoài,…
Hiện có tới 40.000 người Việt chưa thế sang Hàn Quốc do tình trạng lao động bất hợp pháp.
Đại sứ quán Hàn Quốc siết chặt và tăng cường thủ tục chứng minh tài chính đối với đơn xin du học qua sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập hàng tháng, nhằm đảm bảo kinh tế gia đình bạn có thể trang trải được học phí và sinh hoạt phí khi đi du học, sinh viên chuyên tâm vào việc học thay vì kiếm tiền cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Hàn Quốc. Chứng minh tài chính tốt được coi như lời cam kết của gia đình với đại sứ quán.
- Số phận của du học sinh bỏ trốn
Số phận của du học sinh Hàn Quốc bỏ trốn Khi sang du học Hàn Quốc, nhiều bạn cảm thấy choáng ngợp với những khó khăn khi đi du học. Những trở ngại vất vả trong cuộc sống du học làm quật ngã những bạn du học này. Trong những phút yếu lòng đã làm họ có suy nghĩ bỏ trốn ra ngoài để đi làm kiếm tiền . Khi bạn bỏ trốn ra ngoài mà vẫn còn thời gian lưu trú và không thuộc diện đối tượng bị truy nã hay phạm tội nhưng chưa có quyết định thi hành án, chưa bị bắt giam nếu bạn muốn về nước thì mua vé máy bay và về nước như một người bình thường. Nhưng số lượng người làm vậy rất ít, khi hết hạn visa thì họ sẽ nhờ người môi giới hoặc người quen xin việc cho để ở lại tiếp tục làm việc và sinh sống. Chính vì tệ nạn “lưu trú bất hợp pháp” của nhiều người nước ngoài đã làm cho an ninh của chính phủ Hàn Quốc bị rối loạn. Không có nhiều nhà tù để giam giữ được hết số người “lưu trú bất hợp pháp” đó. Nhưng không vì thế mà họ nới lỏng các chính sách, các hình phạt. Máy quay camera được lắp đặt ở khắp nơi nên bạn khó lòng mà tránh được.
Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc ra lệnh cấm các chủ hộ gia đình cho người “lưu trú bất hợp pháp” thuê phòng, các công ty không được tuyển dụng người“lưu trú bất hợp pháp” vào làm việc. Nếu trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng. Khi các bạn bỏ trốn không may dính líu vào những hành vi như: làm môi giới, sử dụng giấy tờ giả, hay những tội ngoài tội xuất nhập cảnh thì sẽ bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc Viện Kiểm Sát truy tố và bị xử lý hình sự đấy. Nếu số bạn đen đủi trong trường hợp bạn bị trục xuất về nước là do bị bộ phận điều tra của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phát hiện và làm thủ tục cưỡng bức về nước thì bạn phải tự chịu toàn bộ chi phí về nước. Đương nhiên bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen, và bị cấm đến Hàn Quốc trong vòng 5 năm kể từ lúc đó.
Bài viết trên đây đã cho các bạn thấy tác hại của việc bỏ trốn. Không ai dám khẳng định bỏ trốn thì số phân ̣ sẽ thay đổi tốt hơn hay lụi tàn. Có người may mắn kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có người đen đủi vừa mới bỏ trốn đã bị bắt giam. Có người thì mới đầu bỏ trốn kiếm được nhiều tiền sau đó thì hoàn cảnh trở nên khó khăn, có người để dành dụm tiền chuẩn bị ra đầu thú để được về nước thì lại bị bắt giữ tịch thu.
Tôi chỉ khuyên bạn ở trong cuôc ̣ đời nếu có khó khăn gì thì hãy đứng ở khía cạnh bản thân mình để giải quyết chứ không phải để số phân giải quyết giùm. ̣ Viêc ̣ các bạn du học sinh bỏ trốn thực sự về tình thì cũng phải thông cảm cho mấy bạn, nhưng về luât ̣ thì chẳng thể dung tha. Hâu ̣ quả không chỉ riêng cá nhân bạn du học sinh, gia đình bạn du học sinh mà cả những bạn đang háo hức, khát khao được sang học tập tại đất nước kim chi đều lãnh chịu. Chính phủ Hàn Quốc sẽ thắt chăt ̣ hơn về an ninh, thâm ̣ chí đóng cửa vài năm nếu tình hình trong nước rối loạn mất tầm kiểm soát.