NHỮNG KHÓ KHĂN DU HỌC SINH HÀN QUỐC PHẢI ĐỐI MẶT

“Không có con đường nào dẫn đến thành công mà trải đầy hoa hồng”. Đi du học cũng vậy, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước lạ. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã bạn sẽ thấy trường thành hơn và đó cũng chính là động lực là đòn bẩy giúp bạn tiếp thêm sức mạnh chạm tới thành công.   Để giúp các bạn  có cái nhìn thực tế nhất về những khó khăn tại xứ Kim Chi, DOUBLE H xin chia sẻ qua bài viết dưới đây.

 

Đa phần những sinh viên Việt Nam khi sang Hàn Quốc hay một quốc gia nào khác du học sẽ gặp những khó khăn đầu tiên về ngôn ngữ. Hầu như tất cả mọi sinh hoạt, học tập hàng ngày đều phải sử dùng bằng tiếng Hàn. Một số nơi, người dân nói tiếng địa phương và giọng nói của nhiều người tương đối khó nghe. Vì vậy, khi có ý định đi du học, các bạn nên chuẩn bị cho mình thật tốt vốn tiếng Hàn ngay từ khi ở Việt Nam. Nếu có nhiều thời gian thì nên ôn luyện để đạt trình độ Topik cấp 3 trở lên là có thể học chuyên ngành tại các trường đại học. Nếu không còn nhiều thời gian chuẩn bị, các bạn nên trau dồi cho mình khả năng nghe nói căn bản.

Thứ hai, các môn học đều học chung với sinh viên Hàn Quốc. Đây có thể là một bất lợi đối với những sinh viên quốc tế đến đây học tập. Vì trong lớp đa số là sinh viên Hàn Quốc nên giáo viên giảng bài với tốc độ tương đối nhanh, làm cho việc tiếp thu của sinh viên ngoại quốc tương đối khó. Để giảm bớt khó khăn này, ngay trong năm đầu học tiếng các bạn phải cố gắng và tập trung học thật tốt. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng học tập của các bạn trong các năm tiếp theo. Vì vậy hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian này để học tập, trau dồi cho mình một nền tảng ngôn ngữ vững chắc.

Đi du học không thể không tránh được cảm giác sống xa nhà, đặc biệt là sống ở nước ngoài là việc không hề đơn giản. Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng đầu, lúc này những khác biệt về văn hóa bắt đầu làm cho các du học sinh cảm thấy có những khó chịu và lạc lõng. Những khó khăn nhỏ nhặt cũng có thể làm bạn tủi thân, dễ bị nản lòng, dễ có tâm trạng chán trường, có thể dẫn đến stress và muốn bỏ cuộc. Một số người còn gọi là giai đoạn “sốc văn hóa”. Du học sinh sẽ cảm thấy nhớ nhà, nhớ quê hương. Phải sống chung với những người bạn đến từ nhiều đất nước khác nhau, việc bất đồng ngôn ngữ là không thể tránh khỏi, đôi khi còn dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy, để vượt qua được khó khăn trong giai đoạn này, du học sinh phải cố gắng rất nhiều.

Tài chính cũng là vấn đề mà bất cứ sinh viên du học nào cũng phải đắn đo. Đồng tiền Việt Nam đang mất giá trong khi mức sống ở nước ngoài lại cao hơn rất nhiều. Vì vậy việc chi tiêu phải được tính toán cẩn thẩn và hợp lí. Để không bị thiếu hụt ngân sách, bạn phải sử dụng tiền một cách có kế hoạch. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng học tập thật tốt để tìm kiếm những suất học bổng của nhà trường. Như vậy bạn sẽ đỡ được một khoản tiền khá lớn.

Khi vướng mắc về vấn đề tài chính, giải pháp đầu tiên mà phần lớn du học sinh lựa chọn đó là đi làm thêm để trang trải phần nào chi phí đắt đỏ bên đó. Lúc này, du học sinh sẽ gặp phải khó khăn trong việc cân đối thời gian sao cho hợp lí mà vẫn đảm bảo việc học tập và sức khỏe. Tốt nhất các bạn nên lập cho mình một thời gian biểu chi tiết những công việc mình cần làm trong ngày, trong tuần. Như thế, các bạn sẽ chủ động hơn trong cong việc và không bị lãng quên.

Và dù quyết định nào được đưa ra thì đó cũng chỉ là bắt đầu của một chặng đường mới.
Khó khăn là thế đấy nhưng bù lại bạn lại có những trải nghiệm vô giá mà không phải ai cũng có cơ hội đi qua. Hãy trân trọng những khoảnh khắc như vậy để một ngày nào đó thấy rằng kỳ diệu thay một tuổi trẻ du học đã giúp bạn trưởng thành và mạnh mẽ thế nào.